Nhà cổ Quân Thắng: Trở về quá khứ qua nét kiến trúc đặc biệt
Được biết đến như một di tích lịch sử quan trọng của phố cổ Hội An, Hội quán Quảng Đông mang một phong cách Trung Hoa độc đáo, thu hút rất nhiều du khách kể cả trong và ngoài nước ghé đến tham quan. Với vẻ đẹp truyền thống cổ xưa đặc sắc cùng màu cam vàng chủ đạo giữa lòng phố Hội, hội quán nhanh chóng trở thành nơi tín ngưỡng của người dân địa phương. Nhanh chân lên xe cùng Vietnambesttour tìm hiểu xem nơi đây có gì hấp dẫn nhé!
Tọa lạc ngay vị trí trung tâm của phố cổ Hội An và nằm trên “con đường di sản” với rất nhiều công trình kiến trúc lịch sử khác, Hội quán Quảng Đông luôn được rất nhiều du khách dừng chân tìm hiểu và chụp ảnh. Nơi đây được xem là địa điểm tâm linh của các thương nhân, đồng thời là nơi để hội đồng hương giúp đỡ nhau sinh sống. Tuy hiện nay không còn nhiều hoạt động tín ngưỡng như trước nhưng hội quán vẫn lưu giữ trọn vẹn được nét kiến trúc xưa từ những bức tượng, hoa văn, điêu khắc và cách bài trí khuôn viên.
Thông tin liên hệ:
Vị trí: Số 176 đường Trần Phú, P. Minh An, Tp. Hội An, T. Quảng Nam.
Giờ mở cửa: 6:00 - 20:00
Giá vé: Du khách Việt Nam: 80.000vnđ/vé
Du khách nước ngoài: 150.000vnđ/vé
Hội quán Quảng Đông được cộng đồng bang hội thương nhân Quảng Đông xây dựng vào cuối thế kỷ XIX với mục đích ban đầu là thờ Thánh Mẫu Thiên Hậu và Đức Khổng Tử, sau đó chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Trong giai đoạn Hội An trở thành một trong những thương cảng chính của Việt Nam, thành phố cổ trở thành một trong những nơi đầu tiên thu hút người Hoa đến định cư và làm ăn. Từ đó, các hội quán dần dần hình thành và ra đời nhằm mục đích làm điểm tụ họp, giao thương trong cộng đồng.
Hội quán còn có tên gọi khác là chùa Ông. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì bên trong thờ Quan Công - một vị tướng nổi tiếng ở Trung Quốc. Theo tín ngưỡng của người Hoa, vị quan này có đầy đủ sáu chữ trung - nghĩa - tín - trí - nhân và dũng nên họ tin rằng, Quan Công sẽ mang lại may mắn cho cuộc sống, giúp cho việc kinh doanh của họ thuận lợi hơn.
Nằm ngay trong khu phố cổ và cách Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam, tùy vào địa điểm xuất phát, bạn có thể lựa chọn di chuyển theo các cung đường khác nhau. Có rất nhiều con đường để có thể đến được Hội An khi xuất phát từ trung tâm thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, con đường rộng rãi thoải mái được lựa chọn nhiều nhất đó là đi theo đường Trường Sa. Bắt đầu từ con đường này, bạn đi thẳng theo đường Lạc Long Quân - An Dương Vương, đi đến gần cuối đường thì rẽ vào Hai Bà Trưng và sang đường Trần Hưng Đạo. Từ ngã ba, bạn chạy theo đường Nguyễn Thị Minh Khai qua chùa Cầu là sẽ thấy ngay Hội quán Quảng Đông.
Kiến trúc xây dựng tại Hội quán Quảng Đông là sự kết hợp hài hòa tinh tế giữa đá và gỗ, các chi tiết trang trí chạm trổ công phu, tinh xảo. Được xây dựng khép kín theo hình dạng chữ “quốc” trên nền đất gồm cổng tam quan, sân vườn, phương đình, hai bên nhà đông tây, chính điện và sân sau, công trình hội quán thể hiện rõ rệt và sâu sắc nét văn hóa Trung Hoa. Điều đặc biệt trong quá trình xây dựng đó chính là từng thành phần của toà nhà lại được chế tác từ Trung Quốc, sau đó được vận chuyển bằng thuyền và ráp hoàn chỉnh ở Hội An.
Khuôn viên của chùa khá rộng chứa hồ nước lớn, đài phun nước và có đầy đủ các loại cây cảnh hình rồng, phượng, lân,...biểu tượng cho sự phát triển cường thịnh và giàu sang. Khu vực chính điện nổi bật với hệ thống trụ cột cỡ lớn chia thành ba gian để thờ cúng các vị quan và tướng tài. Nhờ sự chỉnh chu trong xây dựng và cách bài trí tỉ mỉ, hội quán mang đến rất nhiều tính năng và một vẻ đẹp cầu kì khó tả.
Ở thời điểm hiện tại, Hội quán Quảng Đông vẫn còn lưu giữ rất nhiều di vật cổ có giá trị như bốn bức hoành phi lớn, lư trầm đồng cao 1,6m, đôn sứ men ngọc,...nếu bạn ghé thăm sẽ tận mắt nhìn thấy được những nét văn hóa lịch sử xưa. Trong số đó, đặc biệt nhất là bức tranh Quan Công phi ngựa bảo vệ phu nhân của Lưu Bị được treo trang trọng trên bức tường đá nổi bật, đây cũng là một điển tích có thật tại Trung Quốc. Du khách có thể tìm đọc trước những câu chuyện về các di vật cổ, hoặc đến tìm hiểu, lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh để có thể cảm nhận chân được thực hơn.
Nhằm cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi và cơ hội gặp gỡ đồng hương, tại Hội quán Quảng Đông hằng năm vẫn luôn tổ chức các lễ hội có ý nghĩa. Hai lễ hội lớn nhất đó là Nguyên Tiêu, tổ chức vào rằm tháng Giêng âm lịch với quy mô lớn và lễ vía Quan Công ngày 24 tháng 6 âm lịch mừng kỷ niệm vị tướng tài ba. Ngoài phần lễ, du khách còn được hòa mình vào phần hội sôi động với các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao và đám rước. Đây chính là những dịp quan trọng và thú vị ở Hội An thể hiện rõ nét tín ngưỡng đặc sắc và văn hóa của người dân địa phương.
Khu du lịch tại Hội quán Quảng Đông, du khách cần lưu ý một số điểm sau để có được những trải nghiệm trọn vẹn:
Trên đây là những kinh nghiệm tham quan tại Hội quán Quảng Đông mà Vietnambesttour muốn gửi đến cho bạn. Nếu có dịp về với Hội An, đừng quên một lần ghé qua nơi đây, chắc chắn hội quán sẽ mang lại cho bạn một chuyến đi với những kỉ niệm thật đáng nhớ.
Tổng bình luận: 0 👇 Lướt ở dưới để xem