“Oanh tạc” chợ Hội An: Thiên đường ẩm thực miền di sản
Chùa Cầu Hội An được biết đến là một biểu tượng nổi tiếng nhuốm màu trầm mặc của khu phố cổ, nơi đây gây ấn tượng mạnh mẽ bởi kiến trúc mang đậm phong cách Nhật Bản. Trải qua hơn 400 năm thăng trầm, chùa được xem như là kết tinh linh hồn của con người và đất trời Hội An. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc về lịch sử cũng như nét độc đáo của nó như thế nào chưa? Cùng Vietnambesttour khám phá ngay dưới đây nhé!
Nằm bắc qua con lệch nhỏ của sông Hoài, chùa Cầu là một địa chỉ sinh hoạt tín ngưỡng uy tín dành cho những du khách muốn khám phá các truyền thuyết về trấn yểm thủy quái, thủy tai. Được “vỗ về” trong lòng thành phố cổ, chùa Cầu toát lên một vẻ bình yên ấn tượng làm say đắm lòng người và đặc biệt thu hút đông đảo lượng du khách ghé tham quan tìm hiểu mỗi năm.
Thông tin liên hệ:
Vị trí: Số 186 đường Trần Phú, P. Minh An, Tp. Hội An, T. Quảng Nam.
Giờ mở cửa: Buổi sáng: 9:00 - 11:00
Buổi chiều: 15:00 - 22:00
Giá vé: Du khách Việt Nam: 80.000VNĐ/Người
Du khách nước ngoài: 150.000VNĐ/Người
Chùa Cầu Hội An còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản hoặc Lai Viễn Kiều, được xây dựng vào thế kỷ 17 do một số thương nhân Nhật Bản góp tiền xây dựng. Tương truyền rằng, chùa Cầu chính là một thanh kiếm dùng để đâm vào lưng con quái vật Mamazu để nó không thể quẫy đuôi và không xảy ra động đất. Đến năm 1719, trong một lần ghé thăm Hội An, chúa Nguyễn Phúc Chu đã đặt tên cho cầu là Lai Viễn Kiều. Trải qua rất nhiều năm trùng tu và sửa chữa, từ những nét kiến trúc phong cách Nhật Bản, chùa Cầu được thay thế bằng thiết kế đậm chất Việt Nam - Trung Quốc. Đến ngày 17/2/1990, chùa Cầu Hội An được chính phủ công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia.
Để di chuyển từ trung tâm thành phố Hội An đến chùa Cầu, bạn có thể đi theo đường Bà Huyện Thanh Quan rẽ vào Trần Hưng Đạo. Sau đó, bạn chạy thẳng vào Phan Chu Trinh và rẽ sang Nguyễn Thị Minh Khai, đi tới thêm một đoạn là sẽ thấy điểm đến của mình. Đoạn đường này khá ngắn và thuận tiện, bạn chỉ mất khoảng 5 - 7 phút là sẽ đến được chùa. Hoặc nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn đi theo đường Trường Sa - Lạc Long Quân để đến được phố cổ, sau đó đi theo con đường như đã hướng dẫn ở trên là sẽ tới nơi.
Hội An thật là biết chiều lòng những du khách khi chứa đựng rất nhiều địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và lý thú. Một trong số đó chính là chùa Cầu - nơi kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa những giá trị văn hóa Việt Nam phong phú, bỏ lỡ chỉ có thể khiến bạn tiếc hùi hụi mà thôi!
Với tổng chiều dài là 18m, có mái che, chùa Cầu mang một nét tĩnh lặng, hoài cổ, nằm bắc qua một nhánh nhỏ của dòng sông Thu Bồn. Được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ trên nền móng là những trụ cột bằng đá, chùa được thiết kế mới lạ với phần trên là nhà, phần dưới là cầu, sơn son chạm trổ công phu. Kiến trúc chùa Cầu mang đậm phong cách Nhật Bản bởi mái che mềm mại, uyển chuyển như cầu vồng, vừa cổ kính hiện đại, vừa trầm mặc rộn rã. Nổi bật nhất tại công trình là bức tượng hai linh vật Chó và Khỉ thể hiện sự oai nghiêm, đánh dấu thời gian khởi công từ năm Thân đến năm Tuất hoàn thành.
Không gian chùa trên cầu chiếm một phần khá nhỏ, phần cửa được xây dựng theo lối kiến trúc văn hóa Trung Quốc, các chi tiết chạm khắc vô cùng tinh xảo. Du khách khi đến đây lần đầu sẽ phải bất ngờ khi gọi là chùa nhưng không thấy thờ bất kỳ một vị Phật nào. Thực tế, ở đây chỉ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ - một vị thần bảo hộ cho vùng đất, trị lũ lụt phong ba và mang lại niềm vui cho con người. Những du khách đến chùa Cầu đều mong muốn được vãn cảnh thanh tịnh, cầu bình an may mắn và tìm lại chút không gian bình yên cho mình.
Trải qua rất nhiều lần trùng tu, chùa Cầu Hội An vẫn giữ được nét cổ kính vốn có, mang dấu ấn văn hóa và gắn liền với đời sống cư dân địa phương. Đây chính là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng từ xưa cho đến bây giờ, điều tiết giao thông và thuận tiện việc đi lại trong khu vực phố cổ. Đặc biệt, chùa Cầu cũng là minh chứng cho một thời giao lưu, gặp gỡ buôn bán trong thời kỳ thương cảng phát triển hưng thịnh của 3 nước Việt - Nhật - Hoa, tạo nên một nền văn hóa Á Đông hài hòa, ấn tượng.
Chưa hết đâu, ngoài việc đi liền với đời sống tinh thần của người dân phố cổ, công trình chùa Cầu Hội An lại còn được sử dụng để in lên tờ tiền 20.000 VNĐ nữa đấy! Nếu chưa tin, bạn có thể mở ví ra và kiểm chứng ngay bây giờ. Điều này đã một lần nữa khẳng định được giá trị quan trọng và to lớn về tâm linh lẫn đời thực của địa danh này tại nước ta.
Là cây cầu có giá trị lịch sử hàng trăm năm, chùa Cầu trở thành điểm du lịch nhất định phải ghé thăm khi đến với Hội An. Với kiến trúc độc đáo và những chi tiết tinh xảo, mỗi góc nhỏ ở chùa đều mang đến một bức hình tuyệt đẹp. Bạn có thể chuẩn bị sẵn những trang phục độc đáo hoặc nữ tính, nhẹ nhàng hoặc cool ngầu và tạo dáng thật tự tin là sẽ có ngay bức bức hình sống ảo thật lung linh nhất.
Khi du lịch chùa Cầu, bạn cần lưu ý những điều sau:
Tham quan du lịch tại chùa Cầu không chỉ giúp bạn có được những bức hình thật đẹp mà sẽ còn mang đến cho bạn những cảm xúc sâu lắng về vẻ đẹp văn hóa và tâm linh nơi đây. Hãy cùng đồng bọn của mình lên kế hoạch cho một chuyến ghé thăm để cùng nhau kiểm chứng những thông tin mà Vietnambesttour đã cung cấp cho bạn thôi nào!
Tổng bình luận: 0 👇 Lướt ở dưới để xem