VÉ ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH

Chinh phục Thánh Địa Mỹ Sơn: Thiên đường huyền bí của các thánh thổ 

Nổi bật lên như một viên ngọc quý giữa lòng đất Việt, di sản lịch sử thánh địa Mỹ Sơn là một cuốn “văn chương” chứa đựng hàng ngàn câu chuyện của một thời đại hào hùng đã qua. Với kiến trúc xây dựng cổ kính, bố cục rõ ràng và nghệ thuật tín ngưỡng sâu sắc, vùng đất thánh Mỹ Sơn được ví như là một viên nam châm “hút” khách du lịch. Hãy cùng theo chân Vienambesttour khám phá quần thể kiến trúc đền tinh xảo và độc đáo này nhé!

Những thông tin cần biết để có thể “chinh phục” được thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở đâu?

Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70km và cách Hội An khoảng 45km, mặc dù không gần với các điểm du lịch khác nhưng thánh địa Mỹ Sơn vẫn rất thu hút những du khách đam mê khám phá, tìm tòi những nét văn hóa cổ xưa. Nằm sâu trong rừng núi xanh ngút ngàn của tỉnh Quảng Nam, thánh địa Mỹ Sơn không chỉ đơn thuần là một di tích lịch sử mà còn chính là biểu tượng văn minh của sự sống mãi với thời gian. 

thánh địa Mỹ Sơn

Thông tin liên hệ: 

Vị trí: X. Duy Phú, H. Duy Xuyên, T. Quảng Nam

Hotline: 02353731301

Giờ mở cửa: 6:00 - 17:00

Giá vé tham khảo: 

  • Người Việt Nam: 100.000 vnđ
  • Người ngoại quốc: 150.000 vnđ

Lịch sử lâu đời của thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỉ thứ IV, trải qua nhiều thế kỷ, thánh địa được bổ sung xây dựng và trùng tu cho đến ngày nay. Đây chính là một nơi linh thiêng để những Vua chúa ngày xưa tổ chức các lễ hội tôn giáo lớn nhỏ, kính tưởng tạ lễ với các Thánh thần. Ngoài ra, tại đây cũng chính là nơi để chôn cất các vị vua, các bậc thầy tu có nhiều quyền lực trong triều đại Chămpa. Mặc dù bị thiêu hủy toàn bộ trong một trận hỏa hoạn lớn nhưng thánh địa đã được vua Bhadravarman I xây dựng lại vào thế kỉ VII và tồn tại đến nay.

thánh địa Mỹ Sơn

Đất thánh Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kiến trúc Ấn Độ, biểu hiện trên những tấm bia viết bằng tiếng Phạn cổ, kỹ thuật xây dựng tháp của người Chăm đến bây giờ vẫn còn là một bí ẩn. Từ thế kỉ IV cho đến thế kỉ VII, thánh địa Mỹ Sơn đã chứng kiến sự trỗi dậy và sụp đổ của vương quốc Chăm Pa một cách rõ ràng nên chứa đựng một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thời Đại Việt, vùng đất bị chìm trong bóng tối của xâm lược, sau đó được một nhóm người Pháp khám phá ra năm 1889. Và vào ngày 1/2/1999 thánh địa Mỹ Sơn chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

Hướng dẫn cách di chuyển nhanh nhất để có thể đến được thánh địa Mỹ Sơn

Là một điểm du lịch khá nổi tiếng, thu hút được đông đảo du khách trong và ngoài nước ghé thăm, đường đi đến thánh địa Mỹ Sơn cũng khá dễ dàng và thuận lợi. Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Đà Nẵng và di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô, thì bạn có thể đi theo đường QL1 đến thị trấn Nam Phước. Tiếp tục đi tiếp đường 537 khoảng gần 10km theo hướng Tây để đến được Bà Triệu, sau đó đi thêm 13km nữa rẽ trái tại ngã 3 là sẽ thấy được biển chỉ dẫn đến Mỹ Sơn. Còn nếu bạn đang du lịch ở Hội An, bạn chỉ cần đi theo đường Hùng Vương đến đường QL1A là sẽ dễ dàng đến được thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn có gì mà lại thu hút đông đảo du khách ghé thăm đến vậy?

Đến với thánh địa Mỹ Sơn, du khách như đắm chìm trong một thế giới huyền bí của đất Việt cổ xưa, mỗi góc cạnh đều đậm đà tinh thần của một dân tộc bền bỉ, mang dấu ấn của một nền văn minh từng phát triển thịnh vượng rực rỡ.

Kiến trúc độc đáo, vững chắc qua hàng ngàn thế kỷ

Thánh địa Mỹ Sơn được chia thành 3 khu vực: Khu vực đầu tiên có thể ngắm nhìn toàn cảnh thánh địa, khu vực phía Tây gồm một tháp chính và ba tháp trụ, và khu vực cuối cùng ở vùng đồi phía Nam gồm nhiều đền tháp, bia khắc vô cùng ấn tượng. Điều đặc biệt ở đây chính là các đền tháp được xây dựng bằng những viên gạch xếp chồng lên nhau mà không cần bất kì một chất kết dính nào. 

thánh địa Mỹ Sơn

Một nét riêng biệt khá thú vị khi khám phá thánh thánh địa chính là cụm tháp bị xoay theo chiều kim đồng hồ, trái với quy luật khi xây dựng đền tháp đều phải quay về hướng đông để đón ánh nắng mặt trời như trong văn hóa của người Chăm. Bên cạnh đó, còn có con đường cổ độc đáo dài 8m, có độ sâu 1m bị chôn trong lòng đất, được biết là lối đi của các vị thần và các vua chúa, tăng lữ Chămpa. Hệ thống hai bên đường được chạm khắc khéo léo, tinh xảo, cho đến nay nó vẫn là một kiệt tác về kiến trúc khó có thể sánh bằng. 

“Say sưa” với điệu múa Apsara đầy mê hoặc

Được lấy cảm hứng từ đá sa thạch khắc Apsara, điệu múa với tựa đề “Linh hồn của đá” với sự biểu diễn của những cô gái người Chăm xinh đẹp. Những điệu mua mang sự uyển chuyển hòa trong tiếng trống và tiếng kèn vừa êm dịu, vừa sôi động  khiến du khách khi đến thánh địa Mỹ Sơn không thể rời mắt và muốn “lắc lư” theo. 

thánh địa Mỹ Sơn

Trực tiếp trải nghiệm lễ hội Katê truyền thống để hiểu thêm về văn hóa của người Chăm

Lễ hội Katê là một lễ hội truyền thống vô cùng quan trọng đối với đời sống của người Chăm với ý nghĩa ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên và sự tương thân tương ái, đoàn kết trong cộng đồng. Khi ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn đúng vào mùa lễ hội, chúng ta sẽ được hòa mình vào không gian sôi động và tươi trẻ. Du khách được trực tiếp chứng kiến các nghi lễ, nghi thức cúng bái thánh thần cùng các màn biểu diễn nhạc cụ, trang phục vô cùng nhộn nhịp và rực rỡ.

Những kinh nghiệm và một số lưu ý khi tham quan thánh địa Mỹ Sơn

Để bắt đầu cho một chuyến hành trình dài khám phá về những giá trị lịch sử cao đẹp, hào hùng của dân tộc, khi đến thánh địa Mỹ Sơn, cần nắm rõ một số kinh nghiệm và lưu ý sau đây: 

  • Nên ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn khoảng tầm từ tháng 2 đến tháng 4, vì thời tiết lúc này mát mẻ, thoải mái, dễ chịu giúp bạn có thể khám phá trọn vẹn vùng đất linh này.
  • Khung giờ cao điểm có đông du khách ghé thăm vào khoảng từ 9:00 - 11:00, do đó, hãy lựa chọn thời gian phù hợp và thuận tiện để trải nghiệm.
  • Nên mang theo ô, áo khoác, mũ để tránh ánh nắng gắt cho mình và người thân.
  • Vì là một địa điểm lịch sử văn hóa linh thiêng, nên cần lựa chọn những trang phục phải thật phù hợp khi đến thánh địa.

thánh địa Mỹ Sơn

Đến với thánh địa Mỹ Sơn, du khách không chỉ được chứng kiến sự phát triển văn hóa nghệ thuật dân tộc Chăm, mà còn được hòa mình vào không gian yên tĩnh, thanh tịnh giữa những tàn tích lịch sử. Còn chần chờ gì nữa mà không cùng Vietnambesttour lên kế hoạch cho một chuyến đi lý thú đến vùng đất của những vị thần này! 

Email:
Họ Tên:
Nội dung:

Tổng bình luận: 0 👇 Lướt ở dưới để xem

Kinh Nghiệm Du Lịch

ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH

TIN LIÊN QUAN


Bài Viết Đang cập nhật.

ĐẶC SẢN ĐÀ NẴNG


Like Fanpage